firstnewstriviet images

Discover Best firstnewstriviet Images of World

#food #travel #sports #news #may #monday

Sáu đặc tính để nhận diện chân giáo pháp Ở Việt Nam, chúng ta thường hay dùng câu “Phật nói…” như một công thức chung khi trích dẫn giáo pháp của đức Phật để cho thấy lời mình nói là đúng theo ý Phật, có cơ sở luận cứ, luận chứng, có tính thuyết phục rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta đã quá lạm dụng hai từ “Phật nói”. Một số người chưa hề đọc qua bài kinh hoặc chỉ đọc sơ sài vài quyển sách Phật giáo, chỉ nghe từ người khác nói hoặc đọc từ một số trang mạng đăng những lời hay ý đẹp một cách vô tội vạ, rồi ghi là lời của Phật dạy. Có khi nghe những câu nói lượm lặt có vẻ triết lý, phù hợp với suy nghĩ của mình là ta tin ấy là lời Phật dạy. Khi muốn nói hoặc khi nghe câu gì được cho là lời của Phật, ta phải biết tự hỏi mình hoặc chất vấn người kia: Phật nói điều đó trong kinh nào, bài giảng nào, trong kinh sách nào, ai xuất bản,… Ít nhất thì cũng phải biết tên bài kinh, chương hay phẩm nào có chứa lời dạy ấy. Học Phật không cần quá uyên thâm, áo nghĩa, với những tư tưởng quảng đại, to lớn. Học Phật cần giản dị, rõ ràng, xác thực và chính thống để tránh xuyên tạc lời dạy của đức Thế Tôn, tránh cho chúng ta đi lạc đường rồi mắc kẹt mãi trong vòng luân hồi, triền miên, không lối thoát. Vậy làm thế nào để biết được lời dạy nào đó được coi là của đức Phật có chính thống hay không? Trong cuốn sách Sát-na này là thiên thu, Đại đức Thích Đồng Tâm đã nhắc đến sáu đặc tính mà Đức Phật đã đưa ra để nhận diện chân giáo pháp. 🪷Đặc tính thứ nhất là thiện thuyết bởi đức Thế Tôn (Pa. svākhāto bhagavatā dhammo). 🪷Thứ hai là hiện chứng bằng thân chứ không viển vông mơ tưởng (Pa. sandiṭṭhiko). 🪷Thứ ba là vượt thoát thời gian, thời đại nào thì cũng đúng và chân xác (Pa. akāliko). 🪷Thứ tư là đến để mà thấy, phải tự mình thực tập trải nghiệm để chứng nghiệm (Pa. ehipassiko). 🪷Thứ năm là dẫn đạo đi lên, có công năng đưa lên con đường hướng thượng (Pa. opanayiko). 🪷Cuối cùng là tự mình có thể giác tri (Pa. paccattaṃ veditabbo viññūhī). #satnanaylathienthu #thichdongtam #FirstNewsTriViet

5/20/2024, 3:02:47 PM

Tuyển tập những câu chuyện hay nhất của Aesop - Chó, gà trống và cáo “Chó và gà trống là đôi bạn thân thiết. Cả hai đồng ý cùng đi du ngoạn. Khi đêm xuống, chúng trú lại trong một khu rừng rậm. Gà trống cất cánh bay lên đậu trên một cành cây, còn chó thì tìm thấy một chỗ nằm tươm tất trong một hốc cây ở phía dưới. Khi bình minh ló dạng, gà trống gáy vang vài lần như thường lệ. Một con cáo nghe thấy tiếng gáy muốn bắt gà trống để làm bữa điểm tâm, nó bèn lân la đến gần và đứng ở phía dưới cành cây, nói về việc nó háo hức được làm quen với chủ nhân của một chất giọng tuyệt vời như thế. Gà trống nghi ngờ sự lễ độ quá mức của cáo, bèn nói:“Thưa ngài, tôi mong ngài hãy vui lòng đi một vòng đến chỗ hốc cây bên dưới tôi và đánh thức người gác cổng của tôi dậy, để anh ta mở cửa và cho ngài vào”. Khi cáo đến gần hốc cây, chó nhảy chồm ra và xé xác cáo thành nhiều mảnh.” Câu chuyện về Chó, Gà trống và Cáo là một bài học quý giá về sự thông minh và cách đối phó với nguy hiểm. Gà trống, thông minh và tỉnh táo, nhận biết được ý đồ xấu xa của con cáo khi nó yêu cầu gà trống xuống gáy gần hơn. Thay vì rơi vào bẫy, gà trống đã sử dụng trí tuệ của mình để tạo ra một cơ hội để Chó có thể đối phó với cáo. Bằng cách lừa dối cáo, gà trống đã tạo ra một tình huống mà cáo không thể kiểm soát, dẫn đến việc Chó có thể xuất hiện và giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. #FirstNewsTriViet #Aesop #sachthieunhi

5/18/2024, 3:03:38 PM

🍀Giao tiếp bằng mắt - Bí quyết giúp trẻ tự tin và tạo được ấn tượng tốt với mọi người Làm sao giúp trẻ tự tin, lanh lợi và được mọi người yêu quý ngay từ nhỏ là điều mà bất kỳ các bậc phụ huynh nào cũng mong muốn. Trong quyển sách “55 nguyên tắc ứng xử thiết yếu để thành công”, tác giả Ron Clark - người đạt giải thưởng “Giáo viên xuất sắc toàn nước Mỹ” đã gợi ý việc khuyến khích giao tiếp bằng mắt sẽ giúp các con trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Dưới đây là 3 trường hợp cụ thể mà Ron Clark đưa ra để ba mẹ có thể hướng dẫn và khuyến khích con thực hành: ✨Khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt khi đang thuyết trình Trong một buổi thuyết trình, trẻ thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng, nên thường chỉ nhìn vào giấy, hoặc nhìn xuống bàn để chia sẻ điều mình muốn trình bày. Để giải quyết tình huống này, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách giao tiếp bằng ánh mắt với mọi người trong phòng, bằng cách nhìn thẳng vào mắt của mọi người đang lắng nghe mình. Phương pháp này giúp trẻ thể hiện sự tôn trọng và gắn kết đối với mọi người. Ánh mắt thể hiện sự tự tin sẽ làm cho người nghe cảm thấy tin tưởng và tạo cảm giác thoải mái. ✨Khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt sau khi nhận bất cứ thứ gì từ người khác Khi con nhận được đồ vật hay thậm chí là lời khen từ mọi người, hãy nhắc nhở trẻ trong khi nói lời cảm ơn cũng nên nhìn vào mắt đối phương. Việc này không chỉ giúp trẻ thể hiện sự biết ơn, mà còn là cách thể hiện sự tôn trọng với người khác. Bằng cách này, trẻ sẽ tạo được ấn tượng tốt với người xung quanh cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp với mọi người. ✨Khuyến khích trẻ giao tiếp bằng mắt khi đang lắng nghe người khác chia sẻ ý kiến Mỗi khi ai đó chia sẻ ý kiến của mình, đôi mắt hướng đến người đối diện cũng biểu thị cho việc mình đang chú ý lắng nghe và tôn trọng những quan điểm của đối phương. Từ đó, trẻ sẽ học được cách tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và tôn trọng. Bằng cách nhìn vào mắt của người đang nói, trẻ cũng có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ cơ thể và biểu đạt của đối phương, từ đó thể hiện những phản hồi phù hợp. #55nguyentacungxuthietyeudethanhcong #kynangsong #FirstNewsTriViet

5/18/2024, 6:15:11 AM

Khi ai đó làm tổn thương ta, nếu không kiểm soát được cơn giận của mình, ta sẽ nói năng, hành xử trả đũa với người kia, để họ phải đau khổ hơn những gì họ đã gây ra cho ta. Người kia bị tổn thương và sẽ tiếp tục công kích trở lại, thế là khoảng cách ngày một xa, Tức giận ngày một lớn hơn không thể hàn gắn. Trái tim của chúng ta vì thế mà mang đầy thương tích và khổ đau, hận thù. 2. Đầu tư hạnh phúc của bản thân mình vào một đối tượng bên ngoài thì hạnh phúc của mình bấp bênh và chông chênh lắm. Hạnh phúc và tình thương là hai thứ không nên xin xỏ và chờ đợi sự bố thí, ban cho từ người khác, cho dù là từ đức Phật hay các vị đại Bồ Tát đầy uy lực đi nữa! 3. Không phải niềm tin nào cũng đúng, không phải cứ nghe cái gì hay hay thì tin rằng đúng là của Phật nói. Nếu thiếu trí tuệ và sự kiểm chứng ta sẽ dễ dàng bị dẫn lạc vào những bến bờ mù mịt, tối tăm, xa thẳm, nơi thiếu ánh sáng của từ bi, cảm thông và hướng thượng. Sát-na này là thiên thu l Ai thấy được sự tức giận đó để kìm hãm sự tức giận ngay lúc đó cơ chứ. Người thấy được là người tu cao rồi. #quote #thichdongtam #satnanaylathienthu #Firstnewstriviet

5/17/2024, 10:25:41 PM

1. Bị ai đó phụ bạc cũng không sao, nhưng nhớ đừng phụ bạc chính mình! Đừng phụ bạc hiện tại, bởi từng phút giây của hiện tại dù đẹp đẽ hay khổ đau thì cũng là thực tại nhiệm mầu mà mình đang sống. 2. Điều khó làm nhất không phải là tìm được ai thương mình, cũng không phải là chịu đựng sự cô đơn một mình đi về trong thinh lặng! Điều khó làm nhất là sống làm sao để đáp lại quá nhiều tình thương, quá nhiều ân nghĩa cuộc đời này dành tặng cho ta! 3. Buông được thì hết khổ, nhưng thương được cả cái khổ thì mới thật là bậc trí tuệ cao vời! Tịch Tịnh l Thích Đồng Tâm. #quote #tichtinh #thichdongtam #firstnewstriviet

5/17/2024, 3:06:23 PM

Làm thế nào để ta bớt gắn bó quá mức với những lựa chọn dở tệ? Trong Từ bỏ, tác giả giới thiệu những công cụ thú vị nhằm “lượng hoá” giá trị của quyết định từ bỏ - tiếp tục. Những công cụ này đôi khi được “vay mượn” từ cá nhân xuất sắc trong những lĩnh vực đòi hỏi tinh thông về bỏ cuộc đúng lúc, như nhà đầu tư mạo hiểm, chuyên gia leo núi hay nhà phát triển sản phẩm. Tác giả Annie Duke nhắc về tiêu chí khai tử: “Thiết lập những cột mốc, tiêu chuẩn và các dấu hiệu cảnh báo, gọi là tiêu chuẩn khai tử, để giúp bạn có thể từ bỏ sớm hơn”. Tác giả ví dụ với một nhà leo núi, tiêu chí khai tử có thể là: “Trước 1 giờ chiều phải quay xuống núi, dù cho bạn chưa leo lên tới đỉnh”. Bạn có thể làm điều tương tự khi chuẩn bị ghi danh vào một trường đại học, chọn một ngành nào đó, bắt đầu một định hướng sự nghiệp hoặc nhận một công việc. “Nếu mình đạt (hoặc không đạt) đến một tình trạng nhất định vào một thời điểm nhất định mình phải từ bỏ”.... Một cụm từ khác được Annie nhắc đến là “giá trị kỳ vọng” (expected value), thuật ngữ phổ biến trong lý thuyết xác suất và thống kê. Trong cuốn sách, cô hướng dẫn bạn đọc tính toán (dựa theo giá trị và xác suất xảy ra) để nhận ra các phương án đang cân nhắc sẽ mang lại kết quả tích cực hay tiêu cực về đường dài. Hơn nữa, khi tư duy theo giá trị kỳ vọng, bạn có thể so sánh các phương án khác nhau để xem lựa chọn nào tốt hơn. “Nếu mình chuyển sang làm điều gì khác, liệu nó có giá trị kỳ vọng cao hơn việc mình đang làm hay không?”, đó là câu hỏi mà chúng ta cần tự vấn chính mình. Tác giả cũng khuyến khích bạn đọc sử dụng một MVP (Minimum Viable Product) - sản phẩm khả dụng tối thiểu - một khái niệm phổ biến với các chuyên gia công nghệ ở thung lũng Silicon. Một MVP - phiên bản tối giản của lựa chọn - cho phép bạn từ bỏ nhanh chóng một lựa chọn trước khi cam kết quá nhiều cho nó. Chẳng hạn, trước khi chuyển hẳn đến sinh sống thành phố nào đó, hãy dành chút thời gian du lịch tới đó và trải nghiệm trước. Để khi thấy không ưng ý với lựa chọn này, bạn có thể rút lui từ sớm. Còn rất nhiều những ý tưởng độc đáo khác được Annie Duke chia sẻ trong Từ bỏ. #tubo #AnnieDuke #firstnewstriviet

5/17/2024, 6:16:03 AM